• Kiến thức cơ khí

Các Công Đoạn Gia Công Cơ Khí, Tráng Phủ Kim Loại

1. Gia công cơ khí: Nguyên liệu các loại thép (gồm thép U, thép V, thép tấm) được đưa vào các dây chuyền cắt, tiện, đục lỗ bằng các thiết chuyên dụng tại xưởng cơ khí theo đặc tính kỹ thuật của từng sản phẩm.


Tại đây:

+ Các chi tiết sẽ được liên kết với nhau bằng các mối hàn CO2. Đây là thiết bị hồ quang trong môi trường  hoạt tính CO2 với điện cực nóng chảy mà không cần phải sử dụng thuốc hàn.

+ Sau khi liên kết các chi tiết, nếu mối hàn không đạt yêu cầu các mối hàn sẽ được xử lý sơ bộ bằng máy mài để tạo độ làng, bằng phẳng cho các chi tiết. Tùy theo yêu cầu của khách hàng mà sản phẩm được đưa sang công đoạn nhúng nóng (quá trình nhúng nóng được mô tả chi tiết trong phần sau)


2. Quá trình nhúng nóng kẽm gồm:


+ Tẩy dầu: Vật gia công (các chi tiết kim loại bằng thép) được chuyển từ khu vực gia công cơ khí sang khu vực xử lý bề mặt để chuẩn bị cho quá trình làm sạch bề bằng kim loại trước khi nhúng kẽm. Đối với một số chi tiết cần tẩy dầu trước khi nhúng, chi tiết kim loại sẽ được rửa bằng dung dịch kiềm loãng PH từ 9-11.

+ Tẩy gỉ/làm sạch: Chi tiết kim loại sẽ được tẩy gỉt bằng axit HCl tại bề mặt trong khoảng thời gian 5-10 phút ở nhiệt độ thường. Trong một số sản phẩm đặc biệt, thời gian tẩy gỉ có thể lên tới 20-60 phút. Công đoạn này nhằm làm sạch bề mặt trước khi nhúng kẽm. Khi nồng độ axít giảm xuống 3-5%, axít trong bể sẽ được thải bỏ và xử lý theo quy định chất thải nguy hại.

+ Rửa: Chi tiết sau khi được làm sạch sẽ được rửa bằng nước sạch, công đoạn này nhằm loại bỏ HCl còn bám trên bề mặt kim loại.

+ Trợ dung: Để sẵn sàng cho công đoạn nhúng kẽm, chi tiết phải được tráng bằng kẽm clorua amonium và hóa chất trợ dung. Chất này nhằm loại bỏ hoàn toàn lớp muối, lớp oxit hay bất kỳ lớp bẩn nào còn sót lại trên bề mặt chi tiết, tăng khả năng bám dính kẽm lên bề mặt kim loại. Tại công đoạn này NH4Cl (muối lạnh), kẽm (thỏi) và HCl được đưa vào bể với tỉ lệ HCl/NH4Cl/Zn là 15kg/1,5kg/3kg. Hóa chất trợ dung được liên tục châm vào bể để bù cho lượng vơi đi do phản ứng.

+ Nhũng kẽm nóng: Thỏi kẽm được đưa vào bể và đun nóng lên nhiệt độ 460 độ C. Chi tiết kim loại (thép) được nhúng vào bể kẽm nóng. Trong khi ngập trong bể kẽm nóng, sắt trong thép phản ứng với kẽm nóng chảy để tạo ra lớp hợp kim rất mạnh, bền và đồng nhất kẽm-sắt. Quá trình ngâm càng lâu, lớp hợp kim càng dày, sau khi nhúng kẽm xong, thép được rút ra bể kẽm, kẽm dư thừa được loại bỏ bằng cách tháo, rung hoặc ly tâm.

+ Làm nguội và thụ động hóa: Thép sau khi được phủ kẽm, được đưa vào bể chứa dung dịch nước và dung dịch Cromat (H2CrO4) để làm nguội.

+ Vệ sinh -bước cuối: Sau khi làm nguội, các chi tiết được vệ sinh sạch sẽ trước khi đóng thành phẩm.

Trích dẫn nguồn: www.xaydunganhanh.com